Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012
Chè chuối chưng khoai mì
5 trái chuối sứ xiêm đen
1 củ khoai mì
2 ounces bột báng, bột khoai
1/2 lon nước cốt dừa
3 muỗng canh đường cát trắng
1 chút muối
3 lá dứa
1 nắm đậu phộng
1 củ khoai mì
2 ounces bột báng, bột khoai
1/2 lon nước cốt dừa
3 muỗng canh đường cát trắng
1 chút muối
3 lá dứa
1 nắm đậu phộng
Cách làm
Ngâm nở bột khoai và bột báng trong nước 30 phút.
Khoai mì bỏ vỏ cắt miếng nhỏ, ngâm nước 30 phút.
Dừa nạo vắt một chén nước cốt, hai chén nước dảo.
hay dùng 1/2 lon nước cốt dừa
Đậu phộng rang vàng, bỏ vỏ giã nhuyễn.
Lá dứa rửa sạch, cắt khúc.
Hoà tan bột năng với nửa chén nước.
Nấu chè
Nấu chín khoai mì trong nước dảo dừa có thêm một chút muối. Cho lá dứa vào nấu để chè có mùi thơm.
Khi khoai chín cho bột khoai và bột báng vào nấu chín.
Chuối xiêm đen bỏ vỏ cắt miếng cho vào nồi khoai nấu vừa sôi lại. Nêm đường vào cho vừa ngọt nhẹ.
Cho nước bột năng vào khuấy cho nước chè sánh đặc.
Nấu chín khoai mì trong nước dảo dừa có thêm một chút muối. Cho lá dứa vào nấu để chè có mùi thơm.
Khi khoai chín cho bột khoai và bột báng vào nấu chín.
Chuối xiêm đen bỏ vỏ cắt miếng cho vào nồi khoai nấu vừa sôi lại. Nêm đường vào cho vừa ngọt nhẹ.
Cho nước bột năng vào khuấy cho nước chè sánh đặc.
Trình bày
Múc chè ra chén, rắc một ít đậu phộng đã rang lên trên.
Múc chè ra chén, rắc một ít đậu phộng đã rang lên trên.
Bánh khoai mì nướng
Miếng khoai mì nướng thơm lừng, cái vị dẻo của củ mì được mài, vị ngọt, vị béo của nuớc cốt dừa. Đặc biệt cái rìa cháy cháy thơm lựng không thể nào chịu nổi.
Mì đuợc mài xong, đem vắt sạch nước, trộn với sữa đặc nè, đường nè, cộng với chén nước cốt dừa đặc quẹo. Thế rồi ém vào khuôn, cho vào lò nuớng vặn 60'. Đi chơi 1 vòng nghe mùi thơm lựng là chỉ việc lấy ra mà xơi thôi.
Bánh ít trần
Nhân đậu xanh tôm thịt
Mấy hôm nay bận gì mà bận, không vào blog được lại thấy nôn nao. Dọn tủ để đi chợ, thấy còn bịch bột nếp dở, lại nhớ món bánh ít. Lá chuối ở đây không có sẵn nên cho chúng…trần trụi vậy ![:P](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_uJHy5YueDwyH7jBcr6hvrOuXoICJfZmgsvJs0TKQJuQJU1G5Hlp-Y7vcT9bEolKg7H9su8an82kT_xAxA4MFyuoE-TPPcAoewXPiF31Sv515vJT9Hz1N2z3B9GtwEQMR_XZvJys3nD1qXL=s0-d)
Công thức cho 12 viên bánh lớn
- 200g bột nếp, 2 muỗng ăn bột gạo, 200ml nước nóng già và chút muỗi
- 100g đậu xanh cà vỏ, ngâm mềm, đồ chín, tán mịn
- 120g thịt nạc vai xay nhỏ
- 120g tôm lột vỏ, bỏ chỉ, xay nhỏ
- Muối, đường, tiêu, 1 cây hành lá, dầu ăn
Cách làm:
- Bắc chảo cho 1 muỗng dầu ăn phi đầu hành cho thơm, cho thịt và tôm xay nhỏ vào xào sơ, nêm muối đường cho vừa ăn.
- Trộn tôm thịt vừa xào với đậu xanh đồ chín, nắm thành 12 viên.
- Bột nếp và bột gạo trộn đều cho vào tô, đổ nước nóng già có pha chút muối vào, ngào mịn. Chia bột thành 12 phần.
- Bột tản đều, gói kín nhân vào giữa. Ấn hơi dẹp, dùng đầu ngón tay cái ấn vào giữa bánh.
- Bắc nồi nước sôi, cho xửng lên cho nóng, tráng chút dầu ăn, sắp bánh vào hấp khoảng 10 phút.
- Bánh chín lấy ra đĩa, phết dầu ăn đều lên mặt bánh. Cho hành lá lên trên. Dùng với nước mắm chua ngọt.
Chè khoai mì
Nhìn sơ chén chè khoai mì có hình dáng như chè trôi nước bởi những viên chè tròn tròn, được nấu cùng nước cốt dừa và được rắc mè rang lên trên.
Để có được chén chè khoai mì thơm ngon, đầu tiên người ta phải cắt vỏ và ngâm khoai mì cho ra hết mủ, kế đến bào thật nhuyễn và vo lại thành viên. Đợi nước sôi ta cho từng viên khoai mì vào luộc chín.
Song Song đó ta nấu sôi nước cốt dừa pha loãng và cho khoai mì vào. Chén khoai mì mềm dai, cộng thêm vị béo của nước cốt dừa, cái bùi của mè rang tạo nên mùi vị thơm ngon, hấp dẫn.
Chè đậu đỏ bột năng
Vị ngọt, bùi của hạt đậu đỏ, vị thơm của gừng và vị béo của nước dừa, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên mùi vị thơm ngon cho món chè này.
Nguyên liệu:
100gr đậu đỏ
100gr bột năng
Đường cát (tùy khẩu vị)
Gừng
Ít muối.
Bước 1:
Đậu đỏ ngâm qua đêm rồi đổ nước xâm xấp, thêm 1/2 thìa cà phê muối rồi bắc lên bếp nấu nhỏ lửa cho mềm.
| |
Bước 2:
Khi đậu vừa chín tới bạn thêm đường cát vào xào đậu với đường, vặn lửa riu riu ninh cho đậu mềm mà lại thấm ngọt. Cách làm này làm cho hạt đậu vừa mềm vừa ngọt, khi ăn sẽ rất ngon.
| |
Bước 3:
Từ từ cho nước sôi vào bát bột năng, nhồi bột thành một khối dẻo. Nếu nhồi bột lần đầu chưa có kinh nghiệm thì bạn nên chừa ít bột khô để nếu lỡ tay cho nhiều nước thì thêm bột khô vào nhồi.
| |
Ngắt từng miếng bột nhỏ nhỏ, vo tròn thành viên hoặc se thành sợi dài tùy thích.
| |
Bước 4:
Thả bột vào nồi nước đang sôi để luộc những viên bột này, đến khi bột nổi lên là đã chín, bạn vớt ra cho vào thau nước lạnh để chúng không bị dính vào nhau rồi lấy bột ra đĩa, để riêng.
| |
Bước 5:
Gừng xắt lát mỏng vừa ăn. Khi bạn nếm thấy đậu đã chín mềm thì cho gừng và những viên bột vào nấu sôi.
| |
Nêm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.
| |
Bước 6:
Nếu bạn thích ăn với nước dừa thì bạn có thể làm nước dừa theo cách sau: pha 240ml nước cốt dừa với 2 muỗng canh đường cát và 1 muỗng canh bột năng, bắc lên bếp quậy đến khi nước dừa sền sệt lại là được.
|
Món chè này có thể ăn nóng hay có thêm đá tùy ý. Vị ngọt, bùi của hạt đậu đỏ, vị thơm của gừng và vị béo của nước dừa, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên mùi vị thơm ngon cho món chè này. Vào những ngày thời tiết ẩm ương dễ ốm, mình thường nấu món chè này cho cả nhà thưởng thức, vừa ngon miệng lại chống cảm cúm bởi trong chè có chút vị gừng ấm áp, giúp giữ cho cơ thể được khỏe mạnh hơn.
Chè con ong
Chè con ong cho năm mới ngọt ngào ấm áp
Ngày Tết, mỗi gia đình thường có một món chè trên mâm cúng, tùy truyền thống gia đình cũng như tục lệ vùng miền. Món chè con ong khá phổ biến ở miền Bắc bởi vị cay thơm của gừng, rất hợp với tiết trời giá rét trong những ngày đầu năm.
Nguyên liệu:
500gr gạo nếp
500gr mật
Vừng
Gừng.
| |
Bước 1:
Gạo nếp vo sạch, nấu thành cơm nếp, nấu khô 1 chút nhé. Các bạn có thể đem đồ nhưng nhớ ngâm gạo trước khi đồ.
| |
Bước 2:
Mật cắt vỡ nhỏ ra.
| |
Hòa chút xíu nước vào cho mật tan.
| |
Gừng giã dập, lọc lấy nước.
| |
Hòa nước lọc gừng cùng mật rồi cho vào nồi, đun đến khi mật sánh lại.
| |
Bước 3:
Xôi chín thì bạn cho mật vào, đun đến khi cạn là được.
| |
Xới ra đĩa và rắc vừng rang lên trên. Nếu không dùng vừng thì bạn rắc thêm lạc rang giã dập cũng ngon.
|
Món chè dẻo dẻo, ngọt vừa với vị đặc trưng của mật và thơm mùi gừng nên rất ngon và hợp khi ăn vào mùa đông. Gọi là chè nhưng món chè con ong lại có hình thức và vị dẻo như xôi, chỉ mềm hơn xôi... Ăn từng miếng chè, uống hớp trà bạn sẽ thấy ấm người, đầy năng lượng
Ngày Tết, mỗi gia đình thường có một món chè trên mâm cúng, tùy truyền thống gia đình cũng như tục lệ vùng miền. Món chè con ong khá phổ biến ở miền Bắc bởi vị cay thơm của gừng, rất hợp với tiết trời giá rét trong những ngày đầu năm..
Mắm tép chưng thịt
Mắm tép chưng thịt vô cùng đưa cơm
Mắm tép chưng thịt ăn mãi vẫn thèm
- Vị giòn dai của thịt băm hòa quyện với vị mặn, ngọt của mắm tép chưng khiến bữa cơm của bạn thêm hấp dẫn vô cùng.
Nguyên liệu:
- Thịt lợn băm nhỏ (vừa nạc vừa mỡ): 300 g
- Mắm tép loại ngon
- Hành khô: 3 củ
- Đường: 1 thìa cà phê
- Gia vị: Mì chính, dầu ăn
- Thịt lợn băm nhỏ (vừa nạc vừa mỡ): 300 g
- Mắm tép loại ngon
- Hành khô: 3 củ
- Đường: 1 thìa cà phê
- Gia vị: Mì chính, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ rồi phi thơm với dầu ăn.
Bước 1: Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ rồi phi thơm với dầu ăn.
Bước 2: Đến khi hành thơm cho thịt băm vào xào.
Bước 3: Xào thịt để thịt chín và săn lại.
Bước 4: Thêm khoảng 1,5 thìa mắm tép.
Bước 5: Tiếp tục đảo đều cho thịt ngấm và để lửa liu riu.
Bước 6: Thịt ngấm, cho thêm 1 thìa cà phê đường.
Bước 7: Đảo đều và đun nhỏ lửa cho thịt có màu vàng xậm.
Bước 8: Đến khi ăn thêm một ít mì chính rồi cho ra đĩa dùng với cơm nóng.
Trứng đúc
òn được gọi là chả trứng, món ăn nổi tiếng trong bộ tứ cơm tấm sườn bì chả thường nhạt và ăn kèm với nước mắm chua ngọt.
Nguyên liệu:
- 3 quả trứng gà
- 250g thịt nạc xay
- 100g bún tàu
- 50g mộc nhĩ (nấm mèo)
- 1 củ hành tây
- Gia vị đị kèm: muối, tiêu, đường, hạt nêm.
- 250g thịt nạc xay
- 100g bún tàu
- 50g mộc nhĩ (nấm mèo)
- 1 củ hành tây
- Gia vị đị kèm: muối, tiêu, đường, hạt nêm.
Cách làm :
- Mộc nhĩ ngâm nở thái nhỏ.
- Bún tàu cắt nhỏ.
- Hành tây thái nhỏ, băm nhuyễn.
- Đập hai quả trứng gà nguyên vào tô, trứng còn lại để lòng đỏ riêng còn lòng trắng cho vào chung, bỏ mộc nhĩ vào, bún tàu vào.
- Thịt băm nhỏ.
- Cho hành tây băm nhỏ vào, trộn đều, nêm vào 1/2 muỗng nhỏ muối, 1/4 muỗng nhỏ đường, 1/2 muỗng nhỏ hạt nêm, tiêu.
- Trộn đều cho bún tàu, mộc nhĩ quyện với nhau. Nếu thích cay có thể thêm ớt vào.
- Cho vào tô thủy tinh hoặc tô sứ, hấp cách thủy 20 phút.
- Lấy ra dùng lòng đỏ còn lại phết lên mặt chả, đem nướng trong vòng 1 phút. Nếu không có lò nướng thì cho lại vào nồi hấp 30 giây thì cho ra.
- Chả trứng ăn không với cơm cũng rất ngon, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu ăn kèm với sườn bì.
Trộn lẫn các nguyên liệu đã băm nhỏ. |
Cho vào nồi hấp cách thủy. |
Sau khi hấp quết lên bề mặt một lớp lòng đỏ trứng và cho vào lò nướng trong 1 phút. |
Chè nếp
Chè nếp - hương vị đậm đà, dân dã, bình dân
Có gì bằng khi phải co ro giữa cái rét lạnh giá, giữa mùa đông của đất trời xứ Huế quê nhà mà được thưởng thức chén chè Nếp dẻo dai, ngọt lịm và thơm lừng... mùi gừng lan tỏa bay theo cùng trong cơn gió mùa đông. Hương vị thì đã đậm đà mà lại còn rất dân dã bình dân và ấm áp quá ai ơi.![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_sDh1Xgcj3RNig2L-nQ84mE_bku3XmjEEaO4rNl4gP9so2UEMSkZoP_HkBhLrwd96xaXM7TqOOt5l587TU48RVrpVYzuMPSDKQ90aHXT4eduR-tzyjPhOsmo85g3CAiZLZgMSEXqsygfkGEARYqvdw=s0-d)
Mùi thơm hương đồng của nếp, vị ngọt thanh thanh nhờ sự khéo tay chắt lọc đầy tinh tế của người dân Huế. Chút gì đó cay cay làm cho lòng như ấm lại cả một chiều đông lất phất mưa bay .Thật tuyệt biết bao khi vừa ăn vừa phải xuýt xoa khe khẽ vì vị cay của gừng thơm lừng, thơm như từng thơm. Vì có gì vừa thơm vừa cay tạo cho mình một cảm giác ấm áp như đang ngồi cạnh bếp than hồng trong chiều đông lạnh giá.
Để nấu được món chè nếp dẻo thơm này người ta phải chọn lọc một giống nếp trồng từ miệt An Cựu nổi tiếng một thuở có loại nếp Hương tiến vua ngày trước. Hoặc nếp được trồng bên những cánh đồng chua mặn ven dòng phá Tam Giang. Thì món chè nếp kia mới ngon đúng hiệu con nai ngồi của nó. ![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_tI_7WkZCKCfGTieMJAfzJi9sYET31irW3PfHjXXjg3AhKqVyQIMOEmOyHdvNYOl0Fz6dQltsMVtJtJAlRO_K_5FdKT4EykCDq1RdeiI-j59AIB521laEYCNkca78ugSa-BweoxCuUb-8mS-7zcUQ=s0-d)
Nếp phải đãi kỹ và vo sạch để ráo. Sau đó cho vào nước đun lửa liu riu vừa đủ, để hột nếp không nở nhừ như nấu cháo. Nếu làm siêng như ai kia thì gừng giã nhỏ vắt lấy nước, còn làm biếng như bé Ty thì cứ việc xắt nhỏ cho luôn vào nồi chè nấu cũng không sao.
![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_vTyxZsQRSZxD86oemJLyScBSeHxBG-NXZTXjO14K5uyH-o4Jx7f9APuxOnsFZ0AUT_4AFFZMLlcge7n5Wz8fQBDrhhY6kOc6FnZA0mGLxqKLxpKVBJ1znxpLQ2QeApXqpoyQHqCHZoKO_8tOG0J1E=s0-d)
Khi gạo nếp chín tới thì cho đường, mật ong và gừng vào, rồi nấu sôi tới chừng nào thấy đặc sền sệt thì nhỏ lửa hơn một chút xíu, không thì có đường và mật ong vào thì nồi chè sẽ bị cháy dính ở dưới nồi đó nha. Vì hôm bữa nấu chè hổng có để ý chuyện này, thì bị bà nội chỉ cho một trận kỹ ơi là kỹ luôn đó.
![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_vTyxZsQRSZxD86oemJLyScBSeHxBG-NXZTXjO14K5uyH-o4Jx7f9APuxOnsFZ0AUT_4AFFZMLlcge7n5Wz8fQBDrhhY6kOc6FnZA0mGLxqKLxpKVBJ1znxpLQ2QeApXqpoyQHqCHZoKO_8tOG0J1E=s0-d)
Làm ơn và chịu khó canh sao cho tới lúc nếp đặc sền sệt, hột nếp không bị nở bể ra, nhìn nồi chè màu vàng óng và tỏa mùi hương của gừng là chè đã chín thành công như trong mơ ước rồi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)